Một nhà động vật học người Úc mang theo hai con khỉ ở khu vực sông Amazon về nhà. Một con to béo khỏe mạnh, một con gầy còm, ốm yếu. Ông nhốt mỗi con vào một chiếc lồng, ngày nào cũng chăm sóc chúng cẩn thận, đồng thời quan sát thói quen sinh hoạt của chúng. Một năm sau, con khỉ to béo chết một cách khó hiểu, còn con khỉ gầy còm lại sống rất khỏe mạnh. Không muốn để cho nghiên cứu của mình bị gián đoạn, ông nhờ người mang một con khỉ từ brazil về. Con khỉ này còn to béo hơn con đã chết. Nhưng chưa đầy nửa năm sau, nó cũng bị chết. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân, ông tiến hành giải phẫu xác chết của hai con khỉ đó. Nhưng cách làm này không giúp ông tìm ra câu trả lời.
Năm 1971, ông quay trở lại sông Amazon, tiến hành nghiên cứu đối với bầy khỉ ở đây. Ông nhận thấy, những con khỉ to béo khỏe mạnh thường có “quan hệ giao tiếp” rất tốt. Khi những con khỉ khác kiếm được thức ăn, chúng luôn có phần. Nhưng chúng rất ít khi tĩnh tâm, ngồi yên một chỗ. Chỉ cần rãnh rỗi, chúng chạy đi chạy lại giữa đàn khỉ, hoặc là đùa giỡn hoặc là đuổi bắt những con khỉ khác. Nhưng khhi bị bắt nhốt trong lồng, chúng rất khó có thể sống được một năm.
Trong khi đó, những con khỉ thích tắm nắng và nhắm mắt “ngồi thiền” lại khác hẳn. Chúng sống tách biệt khỏi đàn, nên rất ít khi được các con khỉ khác chia sẻ thức ăn. Loại khỉ này, con nào con nấy rất gầy còm. Nhưng khi bị bắt nhốt vào trong lồng, chúng lại có thể sống lâu hơn.
Cuộc sống thiếu sự giao tiếp với cộng đông là một khiếm khuyết. Cuộc sống thiếu sự độc lập tự chủ là một tai họa. Thế giới của loài khỉ là thế. Thế giới của con người cũng như thế.
--------------------------------------------------------------
Mỗi người đều là một phần tử của xã hội. Giao tiếp là một bản năng sống thiết yếu của mỗi cá nhân. Nhưng trong thời đại mà xu hướng toàn cầu hóa chiếm ưu thế như hiện nay, sự giao tiếp thiếu chừng mực đã khiến cho rất nhiều người đánh mất đi cái tôi của bản thân. Chúng ta không có thời gian để suy ngẫm, chúng ta đánh mất đi không gian riêng của bản thân. Chúng ta không có chính kiến. Chúng ta không có tiếng nói riêng. Cuối cùng, chúng ta đánh mất bản thân mình.
Vừa biết giao tiếp, vừa biết dành thời gian cho cuộc sống của bản thân – đây là biện pháp suy nhất giúp chúng ta có thể hòa nhập được với thời đại mà không đánh mất đi cái tôi.
By :
(C.C.C.C. st - First Winter by Ben Torode)
Năm 1971, ông quay trở lại sông Amazon, tiến hành nghiên cứu đối với bầy khỉ ở đây. Ông nhận thấy, những con khỉ to béo khỏe mạnh thường có “quan hệ giao tiếp” rất tốt. Khi những con khỉ khác kiếm được thức ăn, chúng luôn có phần. Nhưng chúng rất ít khi tĩnh tâm, ngồi yên một chỗ. Chỉ cần rãnh rỗi, chúng chạy đi chạy lại giữa đàn khỉ, hoặc là đùa giỡn hoặc là đuổi bắt những con khỉ khác. Nhưng khhi bị bắt nhốt trong lồng, chúng rất khó có thể sống được một năm.
Trong khi đó, những con khỉ thích tắm nắng và nhắm mắt “ngồi thiền” lại khác hẳn. Chúng sống tách biệt khỏi đàn, nên rất ít khi được các con khỉ khác chia sẻ thức ăn. Loại khỉ này, con nào con nấy rất gầy còm. Nhưng khi bị bắt nhốt vào trong lồng, chúng lại có thể sống lâu hơn.
Cuộc sống thiếu sự giao tiếp với cộng đông là một khiếm khuyết. Cuộc sống thiếu sự độc lập tự chủ là một tai họa. Thế giới của loài khỉ là thế. Thế giới của con người cũng như thế.
--------------------------------------------------------------
Mỗi người đều là một phần tử của xã hội. Giao tiếp là một bản năng sống thiết yếu của mỗi cá nhân. Nhưng trong thời đại mà xu hướng toàn cầu hóa chiếm ưu thế như hiện nay, sự giao tiếp thiếu chừng mực đã khiến cho rất nhiều người đánh mất đi cái tôi của bản thân. Chúng ta không có thời gian để suy ngẫm, chúng ta đánh mất đi không gian riêng của bản thân. Chúng ta không có chính kiến. Chúng ta không có tiếng nói riêng. Cuối cùng, chúng ta đánh mất bản thân mình.
Vừa biết giao tiếp, vừa biết dành thời gian cho cuộc sống của bản thân – đây là biện pháp suy nhất giúp chúng ta có thể hòa nhập được với thời đại mà không đánh mất đi cái tôi.
By :
(C.C.C.C. st - First Winter by Ben Torode)
Nhận xét
Đăng nhận xét