Dám suy nghĩ khác mọi người.
Hãy rời khỏi những con đường mòn đã vạch sẵn, đừng cầu toàn theo ý tưởng của đa số và dám tránh xa chủ nghĩa xu thời trong trường hợp cần thiết. Đưa ra một ý tưởng riêng của mình có thể làm phật lòng người khác, song như thế bạn sẽ làm quen với cách suy nghĩ độc lập.
Giải quyết theo cách của mình.
Đối với mỗi vấn đề, bạn hãy tập tìm ra giải pháp theo cách của mình.
Đừng chỉ tìm một giải pháp duy nhất.
Nên tìm ra ít nhất hai giải pháp cho mỗi vấn đề. Chẳng hạn đối với câu hỏi
"2 với 2 là mấy?", bạn có thể trả lời là 4 hoặc 22.

Thay đổi cách diễn đạt và suy nghĩ.
Một bài tập hiệu quả nhằm có được cái nhìn mới trên những điều bình thường, đó là chơi chữ hay ráp nối mẫu tự để sáng tạo các từ mới. Tương tự, bạn có thể tự hỏi một chiếc xe hơi, một chiếc ghế, một tay nắm cửa… ngoài chức năng bình thường còn dùng vào việc gì khác?
Tự đặt câu hỏi "nếu".
Nếu ngày mai thành phố không còn xe hơi? Nếu ngày mai tôi lạc vào hoang đảo?… nếu thường xuyên đặt những câu hỏi dạng này, đầu óc bạn sẽ quen với việc tìm ra các giải pháp sáng tạo cho một vấn đề nào đó.
Sáng tạo những câu chuyện và trò chơi.
Nếu đang buồn bã ở một nơi công cộng, bạn hãy chơi đùa bằng cách quan sát những người chung quanh, tưởng tượng ra cuộc sống của họ và xây dựng kịch bản từ thái độ hoặc hình dáng của mỗi người.
Phá vỡ những thói quen.
Đừng ngồi vào bàn ăn cùng một chỗ, đừng đi lại trên cùng một con đường, đừng thực hiện những động tác như nhau khi đến văn phòng…
Tìm kiếm mặt tích cực của sự vật.
Nếu không có được kết quả như tiên liệu thì bạn hãy chấp nhận nó. Đôi khi, đó là một kết quả thú vị hơn nhiều so với những gì bạn tìm kiếm. Nhiều phát minh lớn đã ra đời như thế.
Giữ đầu óc phê bình.
Mỗi khi có điều gì hoạt động không đúng, bạn hãy tự hỏi sai lầm xuất phát từ đâu và bằng cách nào người ta có thể khiến nó hoạt động hợp lý và tốt đẹp trở lại.
Tìm những cái mới.
Để làm điều này, bạn hãy tìm kiếm những thông tin và quan sát trong những lãnh vực rất khác nhau rồi phối hợp chúng lại. Đó là những gì gutenberg đã làm khi đặt chồng máy ép và hôïp mực dấu lên nhau để tưởng tượng ra máy in.
Hãy rời khỏi những con đường mòn đã vạch sẵn, đừng cầu toàn theo ý tưởng của đa số và dám tránh xa chủ nghĩa xu thời trong trường hợp cần thiết. Đưa ra một ý tưởng riêng của mình có thể làm phật lòng người khác, song như thế bạn sẽ làm quen với cách suy nghĩ độc lập.
Giải quyết theo cách của mình.
Đối với mỗi vấn đề, bạn hãy tập tìm ra giải pháp theo cách của mình.
Đừng chỉ tìm một giải pháp duy nhất.
Nên tìm ra ít nhất hai giải pháp cho mỗi vấn đề. Chẳng hạn đối với câu hỏi
"2 với 2 là mấy?", bạn có thể trả lời là 4 hoặc 22.

Thay đổi cách diễn đạt và suy nghĩ.
Một bài tập hiệu quả nhằm có được cái nhìn mới trên những điều bình thường, đó là chơi chữ hay ráp nối mẫu tự để sáng tạo các từ mới. Tương tự, bạn có thể tự hỏi một chiếc xe hơi, một chiếc ghế, một tay nắm cửa… ngoài chức năng bình thường còn dùng vào việc gì khác?
Tự đặt câu hỏi "nếu".
Nếu ngày mai thành phố không còn xe hơi? Nếu ngày mai tôi lạc vào hoang đảo?… nếu thường xuyên đặt những câu hỏi dạng này, đầu óc bạn sẽ quen với việc tìm ra các giải pháp sáng tạo cho một vấn đề nào đó.
Sáng tạo những câu chuyện và trò chơi.
Nếu đang buồn bã ở một nơi công cộng, bạn hãy chơi đùa bằng cách quan sát những người chung quanh, tưởng tượng ra cuộc sống của họ và xây dựng kịch bản từ thái độ hoặc hình dáng của mỗi người.
Phá vỡ những thói quen.
Đừng ngồi vào bàn ăn cùng một chỗ, đừng đi lại trên cùng một con đường, đừng thực hiện những động tác như nhau khi đến văn phòng…
Tìm kiếm mặt tích cực của sự vật.
Nếu không có được kết quả như tiên liệu thì bạn hãy chấp nhận nó. Đôi khi, đó là một kết quả thú vị hơn nhiều so với những gì bạn tìm kiếm. Nhiều phát minh lớn đã ra đời như thế.
Giữ đầu óc phê bình.
Mỗi khi có điều gì hoạt động không đúng, bạn hãy tự hỏi sai lầm xuất phát từ đâu và bằng cách nào người ta có thể khiến nó hoạt động hợp lý và tốt đẹp trở lại.
Tìm những cái mới.
Để làm điều này, bạn hãy tìm kiếm những thông tin và quan sát trong những lãnh vực rất khác nhau rồi phối hợp chúng lại. Đó là những gì gutenberg đã làm khi đặt chồng máy ép và hôïp mực dấu lên nhau để tưởng tượng ra máy in.
trích báo ttcn số 8- 98
Nhận xét
Đăng nhận xét