Geoffrey James - cây bút quen thuộc của tạp chí Inc., tác giả quyển Business Without the Bullsh*t: 49 Secrets and Shortcuts You Need to Know (tạm dịch: 49 bí quyết điều hành doanh nghiệp một cách đơn giản và thông minh) – đã tiết lộ nhiều bí mật cần biết để có thể tồn tại, phát triển và thành công trong lĩnh vực kinh doanh.
1. Để trở nên lạc quan hơn
- Mỗi ngày đều chờ đợi một điều tuyệt vời sẽ xảy ra.
- Đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn mình được đối xử.
- Không phí công sức vô ích cho những điều mà bạn không thể thay đổi.
- Tập trung tối đa vào công việc hiện tại chứ đừng để bị phân tâm quá nhiều bởi kết quả được trông đợi.
- Nghĩ về người khác theo hướng họ có ý tốt.
- Tránh gây cảm xúc tiêu cực cho người khác.
- Thưởng thức một món ăn ngon mỗi ngày.
- Không xem tivi liên tục.
- Cố gắng để thường xuyên nhận được sự bày tỏ lòng biết ơn từ mọi người.
- Nhớ rằng điều tuyệt vời nhất vẫn chưa xảy đến.
2. Để loại bỏ stress
- Luyện tập tính kiên nhẫn khi nhận được kết quả không như mong đợi.
- Nếu cảm thấy đang bị quá tải, hãy suy xét đến việc bàn bạc với người quản lý về một mức độ công việc vừa sức hơn.
- Dành thời gian cho những việc khiến bạn thoải mái và vui vẻ (trung bình khoảng 40 giờ/tuần).
- Tránh xa những người không thể hoặc không muốn kiểm soát sự căng thẳng của họ.
- Tìm một nơi có thể làm việc trong sự yên tĩnh, không bị phiền nhiễu.
- Tránh xa những kênh thông tin thường gây cho bạn cảm giác tiêu cực.
- Hủy bỏ những dự án mà bạn chắc chắn rằng mình không thể làm tốt.
- Đừng mất thời gian tranh cãi với người lạ trên internet.
- Thực hiện lần lượt từng công việc luôn tốt hơn ôm đồm cùng lúc quá nhiều việc.
3. Để vượt qua nỗi sợ hãi
- Làm giảm sự tác động của nỗi sợ hãi bằng cách… đương đầu với nó.
- Tưởng tượng rằng bạn phải “thương lượng” với nỗi sợ hãi để nó trở nên dễ dàng hơn.
- Nhớ rằng sợ hãi chỉ là một sự phấn khích đã được ngụy trang khéo léo.
- Biến nỗi sợ thành “cỗ máy” sản sinh năng lượng để bạn làm việc tốt hơn.
4. Để đối phó với sự từ chối
- Sự từ chối chỉ là biểu hiện của sự khác biệt về quan điểm.
- Sự từ chối chỉ gây ra “đau đớn” khi bạn cho phép nó gây tổn thương mình.
- Nên nhớ rằng mọi sự từ chối đều thúc đẩy bạn tiến đến gần mục tiêu hơn.
- Chuẩn bị sẵn một kế hoạch khác để nhanh chóng “chuyển hướng” khi bị từ chối.
5. Để chế ngự sự thất bại
- Tạo ra những mục tiêu có khả năng tạo động lực cho bản thân.
- Luôn viết những mục tiêu đó ra và đặt ở chỗ nào bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhất.
- Nói “Tôi phải…”, “Tôi sẽ…” thay vì “Tôi sẽ cố gắng…”.
- “Chẻ nhỏ” mục tiêu ra thành những kết quả cụ thể hơn để bạn có thể đạt được từng bước.
- Luôn kiểm tra lại dù bạn nghĩ rằng mình đang đi đúng hướng hay chệch hướng mục tiêu.
- Vui vẻ chào đón sự thất bại bởi nó sẽ giúp củng cố cho kế hoạch của bạn.
- Thất bại thật sự là khi bạn không hành động.
6. Để đạt được ước mơ nghề nghiệp
- Biết được những yếu tố tạo nên công việc mơ ước của mình.
- Tìm những hình mẫu lý tưởng cho bản thân và tham khảo cách suy nghĩ của họ.
- Có can đảm hy sinh sự an toàn hiện tại vì ước mơ sự nghiệp.
- Học cách bán ý tưởng của mình.
- Tạo ra một kế hoạch và bắt đầu thực hiện ngay từ hôm nay.
- Linh hoạt điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với sự phát triển của bản thân.
7. Để có được thu nhập ổn định
- Không quyết định thay đổi công việc trừ khi bạn đã tích lũy được ít nhất là 6 tháng thu nhập.
- Liên tục trau dồi chuyên môn để giảm thiểu khả năng bị sa thải.
- Suy xét kỹ lưỡng các cơ hội mới trước khi quyết định chuyển việc.
8. Để nâng cao hiệu suất làm việc mỗi ngày
- Không nhận cuộc gọi từ người lạ, trừ khi bạn là điện thoại viên hoặc làm việc trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng.
- Sử dụng thư điện tử (email) thay vì thư thoại (voice mail).
- Giới hạn thời gian chat với đồng nghiệp.
- Tắt những âm thanh báo (trên máy tính hoặc điện thoại) có thể làm gián đoạn suy nghĩ của bạn.
- Tự theo dõi cách bạn “tiêu xài” thời gian mỗi ngày.
- Nhớ rằng 20% hành động của bạn giúp sản sinh ra 80% kết quả.
- Chỉ thực hiện những hành động tạo ra 80% kết quả đó.
- Ưu tiên cho những phần việc được hoàn thành tốt nhất nhưng tốn ít công sức nhất.
9. Để có được một cuộc phỏng vấn thành công
- Luôn có kế hoạch dự phòng, không xem một cuộc phỏng vấn là lựa chọn duy nhất.
- Tìm hiểu tất cả những điều cần biết về công ty mình sắp ứng tuyển.
- Nghĩ ra và luyện tập cách trả lời cho những câu hỏi cơ bản.
- Mặc bộ trang phục mà bạn nghĩ rằng mình sẽ phải mặc khi làm việc ở công ty đó.
- Tiếp nhận tất cả thông tin trong buổi phỏng vấn, sau đó mới cân nhắc việc quyết định có làm hay không.
10. Sử dụng hiệu quả trang mạng dịch vụ xã hội
- Sử dụng một bức ảnh chân dung thể hiện sự chuyên nghiệp.
- Thường xuyên cập nhật sơ yếu lý lịch cho phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp.
- Cố gắng có được sự tiến cử (recommendation) từ nhiều cá nhân có uy tín.
- Hạn chế sử dụng các trang nhật ký điện tử (blog), trừ khi bạn được trả tiền để làm điều đó.
- Đừng phát biểu những quan điểm cá nhân bị xem là không phù hợp lên internet.
- Mỗi ngày đều chờ đợi một điều tuyệt vời sẽ xảy ra.
- Đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn mình được đối xử.
- Không phí công sức vô ích cho những điều mà bạn không thể thay đổi.
- Tập trung tối đa vào công việc hiện tại chứ đừng để bị phân tâm quá nhiều bởi kết quả được trông đợi.
- Nghĩ về người khác theo hướng họ có ý tốt.
- Tránh gây cảm xúc tiêu cực cho người khác.
- Thưởng thức một món ăn ngon mỗi ngày.
- Không xem tivi liên tục.
- Cố gắng để thường xuyên nhận được sự bày tỏ lòng biết ơn từ mọi người.
- Nhớ rằng điều tuyệt vời nhất vẫn chưa xảy đến.
2. Để loại bỏ stress
- Luyện tập tính kiên nhẫn khi nhận được kết quả không như mong đợi.
- Nếu cảm thấy đang bị quá tải, hãy suy xét đến việc bàn bạc với người quản lý về một mức độ công việc vừa sức hơn.
- Dành thời gian cho những việc khiến bạn thoải mái và vui vẻ (trung bình khoảng 40 giờ/tuần).
- Tránh xa những người không thể hoặc không muốn kiểm soát sự căng thẳng của họ.
- Tìm một nơi có thể làm việc trong sự yên tĩnh, không bị phiền nhiễu.
- Tránh xa những kênh thông tin thường gây cho bạn cảm giác tiêu cực.
- Hủy bỏ những dự án mà bạn chắc chắn rằng mình không thể làm tốt.
- Đừng mất thời gian tranh cãi với người lạ trên internet.
- Thực hiện lần lượt từng công việc luôn tốt hơn ôm đồm cùng lúc quá nhiều việc.
3. Để vượt qua nỗi sợ hãi
- Làm giảm sự tác động của nỗi sợ hãi bằng cách… đương đầu với nó.
- Tưởng tượng rằng bạn phải “thương lượng” với nỗi sợ hãi để nó trở nên dễ dàng hơn.
- Nhớ rằng sợ hãi chỉ là một sự phấn khích đã được ngụy trang khéo léo.
- Biến nỗi sợ thành “cỗ máy” sản sinh năng lượng để bạn làm việc tốt hơn.
4. Để đối phó với sự từ chối
- Sự từ chối chỉ là biểu hiện của sự khác biệt về quan điểm.
- Sự từ chối chỉ gây ra “đau đớn” khi bạn cho phép nó gây tổn thương mình.
- Nên nhớ rằng mọi sự từ chối đều thúc đẩy bạn tiến đến gần mục tiêu hơn.
- Chuẩn bị sẵn một kế hoạch khác để nhanh chóng “chuyển hướng” khi bị từ chối.
5. Để chế ngự sự thất bại
- Tạo ra những mục tiêu có khả năng tạo động lực cho bản thân.
- Luôn viết những mục tiêu đó ra và đặt ở chỗ nào bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhất.
- Nói “Tôi phải…”, “Tôi sẽ…” thay vì “Tôi sẽ cố gắng…”.
- “Chẻ nhỏ” mục tiêu ra thành những kết quả cụ thể hơn để bạn có thể đạt được từng bước.
- Luôn kiểm tra lại dù bạn nghĩ rằng mình đang đi đúng hướng hay chệch hướng mục tiêu.
- Vui vẻ chào đón sự thất bại bởi nó sẽ giúp củng cố cho kế hoạch của bạn.
- Thất bại thật sự là khi bạn không hành động.
6. Để đạt được ước mơ nghề nghiệp
- Biết được những yếu tố tạo nên công việc mơ ước của mình.
- Tìm những hình mẫu lý tưởng cho bản thân và tham khảo cách suy nghĩ của họ.
- Có can đảm hy sinh sự an toàn hiện tại vì ước mơ sự nghiệp.
- Học cách bán ý tưởng của mình.
- Tạo ra một kế hoạch và bắt đầu thực hiện ngay từ hôm nay.
- Linh hoạt điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với sự phát triển của bản thân.
7. Để có được thu nhập ổn định
- Không quyết định thay đổi công việc trừ khi bạn đã tích lũy được ít nhất là 6 tháng thu nhập.
- Liên tục trau dồi chuyên môn để giảm thiểu khả năng bị sa thải.
- Suy xét kỹ lưỡng các cơ hội mới trước khi quyết định chuyển việc.
8. Để nâng cao hiệu suất làm việc mỗi ngày
- Không nhận cuộc gọi từ người lạ, trừ khi bạn là điện thoại viên hoặc làm việc trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng.
- Sử dụng thư điện tử (email) thay vì thư thoại (voice mail).
- Giới hạn thời gian chat với đồng nghiệp.
- Tắt những âm thanh báo (trên máy tính hoặc điện thoại) có thể làm gián đoạn suy nghĩ của bạn.
- Tự theo dõi cách bạn “tiêu xài” thời gian mỗi ngày.
- Nhớ rằng 20% hành động của bạn giúp sản sinh ra 80% kết quả.
- Chỉ thực hiện những hành động tạo ra 80% kết quả đó.
- Ưu tiên cho những phần việc được hoàn thành tốt nhất nhưng tốn ít công sức nhất.
9. Để có được một cuộc phỏng vấn thành công
- Luôn có kế hoạch dự phòng, không xem một cuộc phỏng vấn là lựa chọn duy nhất.
- Tìm hiểu tất cả những điều cần biết về công ty mình sắp ứng tuyển.
- Nghĩ ra và luyện tập cách trả lời cho những câu hỏi cơ bản.
- Mặc bộ trang phục mà bạn nghĩ rằng mình sẽ phải mặc khi làm việc ở công ty đó.
- Tiếp nhận tất cả thông tin trong buổi phỏng vấn, sau đó mới cân nhắc việc quyết định có làm hay không.
10. Sử dụng hiệu quả trang mạng dịch vụ xã hội
- Sử dụng một bức ảnh chân dung thể hiện sự chuyên nghiệp.
- Thường xuyên cập nhật sơ yếu lý lịch cho phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp.
- Cố gắng có được sự tiến cử (recommendation) từ nhiều cá nhân có uy tín.
- Hạn chế sử dụng các trang nhật ký điện tử (blog), trừ khi bạn được trả tiền để làm điều đó.
- Đừng phát biểu những quan điểm cá nhân bị xem là không phù hợp lên internet.
theo BÍCH TRÂM (DNSG)
Nhận xét
Đăng nhận xét