KHỦNG HOẢNG Ở HY LẠP VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

CĐPT_Hy lạp là một trong những văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh quanh khu vực Địa Trung Hải. Đây là nơi ra đời của nền dân chủ, triết học phương Tây và Thế vận hội Olympic. Đến đời trung cổ, Hy Lạp trở thành một bộ phận của đế chế Byzantine, rồi sau đó lại nằm trong đế chế Ottoman trong gần 4 thế kỉ. Năm 1821, nhân dân Hy Lạp đã nổi dậy khởi nghĩa và giành lại độc lập cho dân tộc. Đất nước Hy Lạp ngày nay là một quốc gia phát triển. Hy Lạp là một thành viên của tổ chức quốc tế Liên Hợp Quốc, NATO, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, tổ chức thương mại thế giới WTO. Năm 1981, Hy Lạp Trở thành một thành viên của liên minh Châu Âu.



Là một quốc gia có tên tuổi từ lâu đời nhưng Hy Lạp cũng không thể tránh khỏi những cuộc khủng hoảng, vỡ nợ, sau gần 200 năm từ năm 1826 đến nay Hy Lạp đã có 5 lần vỡ nợ, và cuộc vỡ nỡ gần đây nhất xảy ra cuối tháng 6/2015. Không lâu sau mốc 22h00 GMT ngày 30/6 (tức 5 giờ sang ngày 1/7 theo giờ Hà Nội), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã phát biểu Hy Lạp đã không trả nợ đúng hạn khoản vay 1,5 tỷ euro, khiến quốc gia này chính thức rơi vào trạng thái nợ quá hạn. Cuộc khủng hoảng này không những tác động đến thế giới mà còn tác động cũng như việc rút ra bài học cho Việt Nam.

Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp là do sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn nước ngoài, bộ máy chính quyền cồng kềnh, thiếu hiệu quả cùng với sự lỏng lẻo, thiếu minh bạch trong quản lí đã đưa Hy Lạp từ một nước có tốc độ phát triển cao hàng đầu châu Âu (4,3% so với bình quân khu vực là 3,1%), kiểm soát 25% kim ngạch vận tải biển thế giới rơi vào tình thế “vỡ nợ”, một tình thế trước nay mới chỉ xảy ra với một vài nước nghèo, kém phát triển.

Do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác cùng phát triển nên giữa Việt Nam và Hy Lạp cũng có cũng có sự giao thương với nhau, cụ thể: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hy Lạp đã tăng mạnh từ mức 50-70 triệu USD những năm 2000 lên 144 triệu USD từ năm 2011.Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 185 triệu USD (chiếm 0,1 % tổng kim ngạch xuất khẩu) chủ yếu là giày dép, thủy sản và các linh kện… và nhập khẩu 22 triệu USD hàng hóa từ Hy Lạp, con số này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu 22 tỷ USD của Việt Nam vào khu vực đồng euro. 1/2015, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hy Lạp đạt 14,79 triệu USD, giảm 7,35 % so với cùng kỳ năm trước.

Quan hệ tài chính với Hy Lạp đang ở quy mô nhỏ nên mức độ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam là không lớn :

+ Cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp có thể làm đồng euro mất gia sso với đồng USD. Từ đó việc đồng USD tăng giá có thể gây áp lực đối với tiền đồng khi tỷ giá của chúng ta đang được ấn định theo đồng USD, điều này gián tiếp làm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU kém cạnh tranh, đặt biệt trong tình thế Việt Nam đang nhập siêu khá cao trong những tháng đầu năm.

+ Khủng hoảng khiến sức mua của nền kinh tế châu Âu giảm do suy giảm kinh tế thực sự, dẫn đến giảm nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Việc gia nhập EU năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài với lãi suất thấp. Chính phủ Hy Lạp đã liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ đô la trong hơn 10 năm qua. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lí. Chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu quá tay mà không quan tâm đúng mức đến các kế hoạch trả nợ, trong đó có thể kể đến thế vận hội Olympic 2004, thế vận hội hoành tráng nhất và cũng hoành tráng nhất trong lịch sử. Không chỉ vay nợ nhiều, chính phủ Hy Lạp đã công bố những số liệu thống kê sai lệch và cố tình che dấu mức độ nợ công nhờ vào các công cụ tài chính phức tạp khiến các nhà đầu tư mất lòng tin vào quốc gia này.

Và tình hình ở Việt Nam cũng có những nét tương đồng so với Hy Lạp, là một quốc gia đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, Việt Nam rất cần vốn để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng, có những thời điểm đặc biệt là giai đoạn 2007-2011, Việt Nam chấp nhận vay nợ để đầu tư. Cả nước khi đó được ví như một đại công trình , vốn đầu tư toàn xã hội tương đương 41,9-46,5% GDP, chỉ số ICOR bình quân khoảng 7 lần. Việc đẩy mạnh đầu tư cũng có tác dụng là Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, nhưng đã đẩy chỉ số lạm phát tăng chóng mặt vào năm 2011 là 18,13%, 2010 là 11,75%, 2008 là 19,89%, 2007 là 12,63% khiến thu nhập thực tế của đại đa số người dân giảm mạnh.


Đồng hồ nợ công toàn cầu của Economist cho thấy tính đến ngày 1/7/2015 nợ công ở Việt Nam ở mức 90,4 tỷ USD, chiếm 46,4 % GDP, tăng 10% so với cùng thời điểm năm ngoái. Con số này vẫn nằm trong phạm vi an toàn theo chuẩn quốc tế là 65%GDP. Theo tiến sĩ Trần Đình Thiên- Viện trưởng viện kinh tế Việt Nam:”Trong tương lai ngắn hạn nợ công của việt Nam có thể vượt ngưỡng 65% GDP, khả năng trả nợ rất khó khăn và hạn chế, xét trên những rủi ro về nợ công, quản lí nợ công và vấn đề thâm hụt ngân sách”. Chi tiêu công của việt Nam trong những ăm gần đây chiếm tới 30% GDP, vượt xa mức tối ưu của các nền kinh tế phát triển gần 15-20% GDP. Thu ngân sách cũng thiếu bền vững khi tỷ trọng thu từ thuế nhập khẩu doanh nghiệp có xu hướng giảm dần trong khi từ thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt tăng.

Về vấn đề nợ nước ngoài, áp lực trả nợ hiện giảm nhẹ một phần nhờ việc chính phủ vừa phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế, tuy nhiên trong những năm tiếp theo( 2016-2024), ba lô trái phiếu quốc tế sẽ đáo hạn thì gánh nặng sẽ rất lớn và trường kì.

Một nước có tên tuổi lâu đời như Hy Lạp nhưng cũng phải rơi vào tình trạng khủng hoảng như vậy thì đối với một nước đang phát triển, trẻ tuổi như việt Nam thì những khó khăn trước mắt là không thể tránh khỏi. Bất kì một quốc gia nào tồn tại trên thế giới đều cũng muốn đất nước mình phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Để đạt được điều này thì chính phủ các nước phải làm việc một cách tích cực, tìm mọi biện pháp cho dù những công việc này nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình. Và Việt Nam cũng vậy, là một nước đang nghèo, cũng muốn đưa đất nước mình phát triển, chính phủ ta đang và đã làm được mặc dù qua những thống kê ở trên để đạt được những thành tựu như ngày nay thì Việt Nam đã phải trả giá cho nó là không nhỏ, phải phát hành trái phiếu, vay nợ rất nhiều…Đây chính là nỗi lo đối với Việt Nam, tuy nhiên nếu biết sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả thì sẽ đạt được những mục tiêu đề ra. Qua việc nhìn nhận về cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp , nó là bài học vô cùng quý báu đối với Việt Nam, đã vay nợ, chịu sự phụ thuộc vì vậy nhà nước và chính phủ phải biết đầu tư một cách quy củ, theo một lộ trình đúng đắn, không nên đầu tư tràn lan, chi tiêu một cách hoang phí để rồi tiền nhiều mà nợ cũng nhiều và cuối cùng là cái gì cũng bị dở dang, không đâu vào đâu, đất nước sẽ không đi lên được mà ngược lại bị tụt lùi đi xuống và có cũng có thể rơi vào bánh xe đổ của khủng hoảng Hy Lạp.


Đây là bài học cho những quốc gia đang phát triển nóng theo đuổi con số đẹp về chỉ tiêu tăng trưởng. Nếu vay nợ triền miên và sử dụng tiền vay kém hiệu quả như Hy Lạp đã làm trong thập kỉ vừa qua chắc chắn di sản để lại cho tương lai sẽ là một món nợ khổng lồ và một nên fkinh tế bất ổn. Cuộc khủng hoảng Hy Lạp là hồi chuông cảnh báo cho vấn đề nợ công, vốn đang là vấn đề đe dọa sự phát triển bền vững như Việt Nam.

Biện pháp khắc phục:

+ Các công trình đầu tư phải cân đối khả năng trả nợ và thực hiện đồng bộ để đảm bảo khai thác hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực giao thông. Không nên đầu tư quá mức bởi sẽ dẫn đến rủi ro gia tăng, mất khả năng kiểm soát.

+ Các bộ ngành cần thực hiện tốt chỉ thị 1792 về tăng cường quản lí đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ, trọng tâm là hạn chế ứng vốn trước cho các công trình dở dang, chưa cần thực hiện.

+ Quy trình thực hiện dự án cũng phải hiệu quả hơn từ khâu phê duyệt đến khi triển khai với các đánh giá định lượng để mang tính kiểm tra, giám sát thực chất.

+ Chính phủ cần đẩy mạnh xã hội hóa trong xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội bằng hình thức BOT, BTO nhằm giảm đầu tư trực tiếp từ ngân sách cũng như đầu tư bằng vay vốn, tăng cường huy động vốn trong nước, hạn chế vay nước ngoài.

(Theo Hường -CQ51/21.03)

Nhận xét